Phòng ngừa đột quỵ nguyên phát đề cập đến việc điều trị những người không có tiền sử đột quỵ trước đó. Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ có thể bao gồm việc sử dụng thuốc hạ huyết áp, warfarin, thuốc chống kết tập tiểu cầu, statin, cai thuốc lá, can thiệp chế độ ăn uống, giảm cân và tập thể dục.
Nghiên cứu INTERSTROKE, khoảng 90% đột quỵ trên toàn thế giới là do 10 yếu tố nguy cơ có thể sửa đổi sau đây:
- Tiền sử tăng huyết áp hoặc huyết áp ít nhất 140/90 mm Hg
- Hoạt động thể chất thường xuyên
- Apolipoprotein B/apolipoprotein A-I ratio
- Chế độ ăn
- Tỷ lệ eo trên hông(Waist-to-hip ratio)
- Yếu tố tâm lý xã hội (Psychosocial factors)
- Hút thuốc hiện tại
- Nguyên nhân tim
- Uống rượu
- Đái tháo đường
Nghiên cứu khác trên 188 quốc gia, cho thấy 90,5% đột quỵ có liên quan đến yếu tố nguy cơ điều chỉnh được, 74,2% do thói quen bao gồm hút thuốc, chế độ ăn uống kém và ít hoạt động thể chất. Ngoài ra nghiên cứu không chỉ bao gồm các yếu tố chuyển hóa mà còn xem xét môi trường cụ thể là ô nhiễm không khí và tiếp xúc với chì như các yếu tố nguy cơ.
Tháng 12 năm 2010, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (ASA) đã công bố Guidelines được sửa đổi về phòng ngừa đột quỵ nguyên phát. Các hướng dẫn cung cấp một cái nhìn tổng quan về các yếu tố nguy cơ đột quỵ đã được hình thành và mới nổi và đưa ra các khuyến cáo dựa trên bằng chứng để giảm khả năng bị đột quỵ lần đầu ở những người có nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ có thể sửa đổi và các khuyến cáo điều trị được tóm tắt dưới đây. Trong khi phiên bản trước của hướng dẫn chỉ tập trung vào đột quỵ do thiếu máu cục bộ, phiên bản sửa đổi năm 2010 đã bổ sung các khuyến cáo để phòng ngừa đột quỵ do xuất huyết.
Năm 2014 Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (AHA / ASA) đã công bố Guideline mới về phòng ngừa nguyên phát đột quỵ. Tuyên bố này tiếp sau một số tuyên bố khác của AHA được phát hành vào năm 2013 về đánh giá nguy cơ tim mạch chung, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ, bao gồm thay đổi lối sống, điều trị cholesterol trong máu, thừa cân và béo phì. Những tuyên bố mới này rất quan trọng đối với các bác sĩ hành nghề, nhà nghiên cứu lâm sàng và các chuyên gia khác, cũng như bệnh nhân, gia đình, người chăm sóc, nhà hoạch định chính sách để giảm gánh nặng đột quỵ và tăng cường sức khỏe.
Guidelines 2014 về phòng ngừa đột quỵ nguyên phát đưa ra các khuyến cáo cập nhật toàn diện dựa trên bằng chứng về phòng ngừa, bao gồm việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ được công nhận rõ ràng như tăng huyết áp, rung nhĩ, đái tháo đường, béo phì, chế độ ăn uống và thói quen lối sống và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ được công nhận ít rõ ràng bao gồm chứng đau nửa đầu, hội chứng chuyển hóa, tăng homocystein máu, uống rượu, tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, viêm và nhiễm trùng, các phương pháp can thiệp (ví dụ: hẹp động mạch cảnh không có triệu chứng) và các phương pháp điều trị chống huyết khối. Mặc dù các hướng dẫn mới này theo định dạng của các hướng dẫn phòng ngừa đột quỵ nguyên phát trước đây, nhưng bằng chứng tích lũy gần đây về tầm quan trọng của lối sống và thói quen lành mạnh cũng như di truyền và dược lý học trong việc phòng ngừa đột quỵ đã được đưa vào, đánh dấu một hướng đi trong phòng ngừa đột quỵ cho từng cá nhân trong tương lai.
Đọc thêm
Guideline phòng ngừa đột quỵ nguyên phát AHA/ASA 2010
Guideline phòng ngừa đột quỵ nguyên phát AHA/ASA 2014
Tin cùng chuyên mục:
Migraine tiền đình (vestibular migraine)
Migraine ở phụ nữ có thai
Cập nhật chẩn đoán và điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV)
Nguy cơ xuất huyết não tăng lên khi dùng Aspirin liều thấp trong phòng ngừa nguyên phát